Bình Thuận

Liên hệ
Văn Thị Thanh Chi
0933944812
chivtt@sct.binhthuan.gov.vn
Đánh giá môi trường đầu tư
Bình Thuận là tỉnh cực nam thuộc Vùng Duyên hải miền Trung, nằm liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược trong việc kết nối các Vùng Đông Nam Bộ - Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Bình Thuận có diện tích tự nhiên 7.813 km2, vùng biển thuộc biển Đông tiếp giáp đường hàng hải quốc tế với bờ biển dài 192 km, nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A và tuyến đường sắt quốc gia. Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27°C, lượng mưa trung bình 1.024 mm, độ ẩm tương đối 79%, tổng số giờ nắng trong năm là 2.459 giờ, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, it bị ảnh hưởng bởi mưa bão và các thảm họa thời tiết thiên nhiên. Dân số đạt khoảng hơn 1.230.417 người với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên 720.900 người.

Định hướng phát triển đến năm 2030 tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp, xây dựng – dịch vụ - nông lâm thủy sản dựa trên các trụ cột là du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến gắn với các sản phẩm lợi thế của Bình Thuận. Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để trở thành điểm sáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. >> Xem chi tiết
Bản đồ
Sở Công thương tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 238 Thủ Khoa Huân, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Điện thoại 0252 3821 946
Fax: 0252 3824 891
Email: sct@sct.binhthuan.gov.vn
Website: http://sct.binhthuan.gov.vn/
Các lĩnh vực ưu tiên:

Vị trí địa lý: Cực Nam Trung Bộ thuộc Vùng Duyên hải miền Trung

Diện tích: 7.813

Dân số: 1.203.417

Địa hình: Đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.

Đơn vị hành chính: Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, và được phân chia thành 127 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã.

Tài nguyên thiên nhiên: Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Nguồn khoáng sản đa dạng bao gồm: Than bùn, vàng, thiếc, wolfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh, sét gạch ngói, sét bentonite, nước khoáng thiên nhiên bicarbonat…Đặc biệt, Bình Thuận có trữ lượng titan khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng tài nguyên quặng titan Việt Nam, phân bố tập trung, hàm lượng zircon trong quặng cao,… đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến các sản phẩm về vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ titan, zircon, rutin nhân tạo. Trữ lượng dầu khí lớn cũng là một trong những lợi thế về tài nguyên của tỉnh Bình Thuận.

Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên con người: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên 720.900 người.

Giao thông:
Sân bay:
Sân bay Phan Thiết (đang hoàn thiện thủ tục đầu tư) có quy mô cấp 4E với đường cất hạ cánh 3.050 m; công suất thiết kế 2.000.000 hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng. Có khả năng tiếp đón các loại máy bay đời mới A350-900, A321, B737,…

Cảng biển, cảng sông:
* Tên, số lượng cảng:
Cảng biển Bình Thuận là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm các bến Cảng: Quốc tế Vĩnh Tân, Phan Thiết, Phú Quý, Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Hòa Phú và các bến dầu khí ngoài khơi.
* Lưu lượng vận chuyển mỗi cảng:
- Cảng Quốc tế Vĩnh Tân (70.000 DWT)
- Bến cảng Phan Thiết: 01 cầu cảng dài 90m, cỡ tàu cập 3.000 tấn.
- Bến cảng Phú Quý: 01 cầu cảng dài 51m, cỡ tàu cập 1.000 tấn.
- Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân: đang xây dựng.
- Bến cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: 02 cầu cảng tổng chiều dài 230m, cỡ tàu cập 30.000 tấn.
- Bến cảng Sơn Mỹ: chưa hoạt động.
- Bến xăng dầu Hòa Phú: 01 bến phao, cỡ tàu cập 10.000 tấn.
- Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí): cỡ tàu cập 150.000 tấn.
* Tầm nhìn đến năm 2030: 
- Bến cảng Phan Thiết: dự kiến công suất 0,2 – 0,3 triệu tấn, cỡ tàu cập 3.000 tấn, 02 cầu cảng có tổng chiều dài 190m.
- Bến cảng Phú Quý: dự kiến công suất 0,3 – 0,4 triệu tấn, cỡ tàu cập 2.000 tấn, 02 cầu cảng có tổng chiều dài 190m.
- Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân: dự kiến công suất 2,0 – 2,5 triệu tấn, cỡ tàu cập 30.000 tấn, 03 cầu cảng có tổng chiều dài 550m.
- Bến cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: dự kiến công suất 12 – 15 triệu tấn, cỡ tàu cập 100.000 tấn, 08 cầu cảng có tổng chiều dài 1.658m.
- Bến cảng Sơn Mỹ: dự kiến công suất 4,5 – 6,0 triệu tấn, cỡ tàu cập 100.000 tấn, 03 cầu cảng có tổng chiều dài 675m.
- Bến xăng dầu Hòa Phú: dự kiến công suất 0,2 – 0,4 triệu tấn, 01 bến phao.
- Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí): dự kiến công suất 6 – 7 triệu tấn, cỡ tàu cập 150.000 tấn.

Giao thông vận tải:
- Đường bộ:
+ Tên và số lượng đường Quốc lộ đi qua: QL 1, QL 55, QL 28 và QL 28B.
+ Tên và số lượng đường Tỉnh lộ: ĐT.711, 712, 714, 715, 716, 717, 718, 719, 720, 766, 706B, Quốc lộ 1 – Mương Mán, Hòn Lan, Quốc lộ 1 – Mỹ Thạnh, Hòn Dồ – Thuận Quý, Hàm Minh – Thuận Quý, Bà Tá – Trà Tân, Sa Ra – Tầm Hưng, Hàm Nhơn – Phú Hài, Liên Hương – Phan Dũng, QL1 – Phan Sơn, Mê Pu – Đa Kai, Sông Lũy – Phan Tiến, Phú Hội – Cẩm Hang – Sông Quao, QL1 – Thôn Triền, D1, D2.
+ Tầm nhìn đến năm 2030: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã đến năm 2030 có 100% xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hoàn thiện và phát triển hệ thống đường tỉnh và đường huyện, đảm bảo đúng cấp tiêu chuẩn. Mở mới các tuyến đường theo quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị.
- Đường sắt:
+ Tên và số lượng đường sắt Quốc gia chạy qua: Tuyến đường sắt Bắc Nam trên địa bàn tỉnh do ngành đường sắt trực tiếp quản lý chạy dọc chiều dài tỉnh, dài khoảng 180 km, đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh dọc tuyến có 14 ga đường sắt (từ ga Vĩnh Hảo đến ga Gia Huynh), trong đó ga chính là ga Bình Thuận (được đổi tên từ ga Mương Mán theo Quyết định số 1074/QĐ - ĐS ngày 28/10/2011 của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam) và còn lại là ga hỗn hợp.

Hệ thống điện:
+ Có 10 trạm điện 110KV trên địa bàn tỉnh
+ Có 03 trạm điện 220KV trên địa bàn tỉnh

Hệ thống nước: - Số lượng Nhà máy nước sạch: Có 58 Nhà máy và trạm cấp nước sạch. - Công suất: 81.550 m3/ngày đêm.  - Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu công nghiệp, khu dân cư: Khoảng 95%.

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp: Bình Thuận hiện có 4 KCN là KCN Phan Thiết diện tích 68 ha; KCN Hàm Kiệm; KCN Tân Đức diện tích 750 ha; KCN Tuy Phong

Cơ cấu kinh tế:


Năm

2017

2018

2019

Nông - Lâm - Thủy sản

28,69

27,11

25,63

Công nghiệp – Xây dựng

31,4

33,61

35,11

Dịch vụ

33,54

33,5

33,55

Tốc độ tăng trưởng:


Năm

2017

2018

2019

Tổng GDP (tỷ đồng)

38.997,3

42.146,4

45.660,7

Tôc độ tăng trưởng (%)

7,08

8,07

8,34%

Thu hút đầu tư:


Đầu tư trong nước năm 2018 -2019:
+ Số lượng dự án: 206
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 49.695.750 triệu đồng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 - 2019:
+ Số lượng doanh nghiệp: 164
+ Số lượng dự án: 06
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 205.304.500 USD

Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.

Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: 
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Huyện đảo Phú Quý;
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.
Đầu mối liên hệ về hỗ trợ đầu tư nước ngoài của địa phương:
+ Tên: Lê Thế Phương
+ Chức vụ: Phó trưởng Phòng Hợp tác đầu tư
+ SĐT: 0918.801.078
+ Email: phuonglt@skhdt.binhthuan.gov.vn

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác