Vĩnh Phúc

Liên hệ
Chị Trần Huyền Trang - Giám đốc
(+84) 211.6256.616
investvinhphuc@gmail.com
Đánh giá môi trường đầu tư
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.
>> Xem chi tiết
Bản đồ
Trung tâm nghiên cứu, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Địa chỉ:
Điện thoại (+84) 211.6256.616
Fax:
Email: investvinhphuc@gmail.com
Website: investvinhphuc.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông - lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc miền bắc Việt Nam, có vị trí địa lý tiếp giáp với 4 tỉnh/thành phố. Phía bắc giáp tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía đông và nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc 03 vùng kinh tế: (1) Vùng Thủ đô Hà Nội; (2) Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; (3) Vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Diện tích: 1.326

Dân số: 1.154.836

Địa hình: Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới. Vùng phù sa cũ chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên, diện tích vùng này khá rộng, gồm phía bắc các huyện Mê Linh1, Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kỳ hình thành châu thổ sông Hồng (Kỷ Đệ Tứ - Thống Pleitoxen). Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh, phía nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kỳ Đệ Tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.
- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha.

Đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn.

Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc…). Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan. Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên).
+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi.
+ Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2019 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 31,63 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 12 nghìn ha, rừng phòng hộ là 4,13 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,48 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
+ Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh có nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) đã được khai thác làm phân bón và chất đốt. Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên nhưng nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo. Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan. Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit), đá ong; Fenspat.


Tài nguyên du lịch: Trên địa bàn tỉnh hiện có 418 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 2 khách sạn 5 sao; 01 khách sạn 4 sao; 6 khách sạn 3 sao; 47 khách sạn 2 sao; 23 khách sạn 1 sao và 345 sơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009.
Vĩnh Phúc có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng:
+ Khu du lịch Tam Đảo: Cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 25km, Tam Đảo có khí hậu mát mẻ quanh năm với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong ngày, nhiệt độ trung bình là 180C. Du khách đến Tam Đảo có thể đi thăm quan một số điểm hấp dẫn như: Thác Bạc, đền Bà Chúa Thượng Ngàn, nhà thờ Tam Đảo, tháp truyền hình, …
+ Khu danh thắng Tây Thiên: Là một quần thể kiến trúc nằm trong dãy núi Tam Đảo thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo. Tây Thiên có hệ thống di tích phong phú với sự giao thoa giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Khu Danh thắng Tây Thiên được công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.
+ Hồ Đại Lải: Với diện tích 525ha, Hồ Đại Lải như một viên ngọc quý được con người tạo ra giữa trùng điệp của núi rừng. Cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 18km và cách Hà Nội 1 giờ đi ô tô là du khách có thể dạo chơi, ngắm cảnh, câu cá, tăm mát, đi thăm các bản làng Sán Dìu, thưởng thức các món ăn dân tộc ở đây./////
+ Hệ thống Thiền viện ở Vĩnh Phúc: Tọa lạc trên hai huyện Sông Lô và Tam Đảo, gồm có 3 Thiền viện. Đây không những là nơi đào tạo về Phật pháp một cách có hệ thống mà còn là điểm đến thu hút du khách với các công trình kiến trúc đồ sộ nằm giữa thiên nhiên và hệ thống tượng thờ phong phú.
+ Đại Bảo tháp Tây Thiên: Nằm trong khu danh thắng Tây Thiên, Đại Bảo tháp có quy mô lớn, là kiến trúc Phật giáo Kim Cương thừa đầu tiên tại Việt Nam, góp phần tôn vinh giá trị tâm linh và văn hóa của Tây Thiên, là biểu tượng cho đại trí tuệ của Phật.
+ Tháp Bình Sơn: Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2016, nằm trong khuôn viên Chùa Vĩnh Khánh thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Ngôi tháp có 13 tầng, cao khoảng 16,5m, được tạo bằng đất nung, là ngôi tháp cao nhất và còn nguyên vẹn nhất được lưu giữ từ thời Lý - Trần.
+ Và nhiều địa điểm thăm quan khác như: Đình Thổ tang, Chùa Tùng vân, Đền Bắc cung, Chùa Hà tiên, Bảo tàng Vĩnh Phúc,…
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có nhiều địa điểm tham quan khác như Hệ thống Thiền viện, Đại Bảo tháp Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đình Thổ tang, Chùa Tùng vân, Đền Bắc cung, Chùa Hà tiên, Bảo tàng Vĩnh Phúc,...


Tài nguyên con người: Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Do vậy, nhân lực Vĩnh Phúc tương đối đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh

Giao thông: Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Ngoài ra, Vĩnh Phúc nằm sát cảng hàng không quốc tế Nội Bài, do vậy việc đi lại, vận chuyển hàng hoá hết sức thuận tiện. Về đường bộ, có 4 tuyến quốc lộ chạy qua đại bàn tỉnh là quốc lộ 2, 2B, 2C và 23. Về đường sắt, tuyến Hà Nội- Lao Cai nối với Vân Nam (Trung Quốc) đi qua Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Vĩnh Phúc có các sông lớn đi qua như sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy. Vì thế, việc xây dựng các cảng Chu Phan, Vĩnh Th

Hệ thống điện: Hệ thống điện có trạm 110 KV Vĩnh Yên với công suất trạm là 65.000 KVA., trạm 110 KV Phúc Yên với công suất trạm là 40.000 KVA, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất

Hệ thống nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính Phủ Đan Mạch và Chính phủ I-ta-li-a: Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất 16.000 m3/ ngày đêm, nhà máy nước Mê Linh công suất 20.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp: Vĩnh Phúc hiện có 9 KCN đang hoạt động gồm: KCN Kim Hoa (117 ha), KCN Bình Xuyên (271 ha), KCN Bình Xuyên II (485 ha), KCN Khai Quang (262 ha), KCN Bá Thiện (327 ha), KCN Bá Thiện II (308 ha), KCN Chấn Hưng (131 ha), KCN Sơn Lôi (416 ha), KCN Hội Hợp (150 ha) và 14 KCN đang trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thành lập với tổng diện tích 5.576 ha.

Cơ cấu kinh tế:


Tốc độ tăng trưởng:


Tính đến  hết tháng 11 năm 2021
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Trồng trọt: Đến nay, các địa phương trong tỉnh cơ bản đã hoàn tất việc gieo trồng vụ Đông năm 2021 - 2022. Tổng diện tích cây trồng các loại ước đạt 14.405,6 ha, đạt 96,04% kế hoạch, giảm 5,05% so với cùng kỳ.
- Chăn nuôi: Ước tính đến 31/11/2021, đàn trâu toàn tỉnh giảm 2,5% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò giảm 0,61%, riêng bò sữa tăng 1,31%; đàn gia cầm tăng 1,44%; đàn lợn tăng 4,6%. Mười một tháng đầu năm, sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 1.321 tấn, tăng 0,91% so với cùng kỳ; sản lượng thịt bò đạt 5.210 tấn, tăng 1,47%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 68.705 tấn, tăng 10,83%; thịt gia cầm hơi đạt 34,3 nghìn tấn, tăng 4,98%; sản lượng trứng gia cầm 570,9 triệu quả, tăng 8,43%; sản lượng sữa bò tươi đạt 44.359 tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với mức tăng 20,97%.
- Lâm nghiệp: 11 tháng đầu năm, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 41.284,5 m3, tăng 6,89%; sản lượng củi khai thác ước đạt 48.610,0 ste, giảm 1,29% so với cùng kỳ năm 2020.
- Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tính đến hết tháng 11 ước đạt 6.430,6 ha, giảm 92,9 ha so với cùng kỳ; trong đó, diện tích nuôi cá đạt 6.427,5 ha, thủy sản khác là 3,1 ha. Sản lượng thủy sản thu hoạch đạt khá: Sản lượng khai thác ước đạt 1.721,61 tấn, giảm 3,04%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 19.468,05 tấn, tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước.
2. Sản xuất công nghiệp
Tính chung 11 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng 10,61% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp của một số ngành công nghiệp quan trọng: ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 24,81%; ngành sản xuất kim loại tăng 15,67%; ngành sản xuất trang phục tăng 14,39%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,96%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,6%... Tuy vậy, vẫn có 8/24 ngành có chỉ số giảm sút so với cùng kỳ, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 7,91%; ngành sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 14,56%, ngành khai khoáng khác giảm 18,4%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 10,15%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 26,5%...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 tăng 9,30% so với tháng trước nhưng giảm 13,54% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, 17/18 ngành công nghiệp có chỉ số tiêu thụ tăng. Trong đó: Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 17,79%; sản xuất xe có động cơ tăng 17,72%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,53%; sản xuất trang phục tăng 8,16%;... Ngành có chỉ số tiêu thụ trong tháng giảm so tháng Mười là sản xuất chế biến thực phẩm, giảm 0,90%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười  một giảm 2,33% so với tháng trước và tăng 17,94% so với tháng Mười một năm 2020. So với tháng trước, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm; trong đó giảm mạnh ở ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (giảm 38,99%), sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 25,49%), sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (giảm 17,10%), ngành dệt (giảm 10,90%). Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng, như: Sản xuất trang phục tăng 6,76%, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 6,32%...
3. Thương mại, dịch vụ và giá cả: Tính chung mười một tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 50.114,6 tỷ đồng, tăng 6,34% so với cùng kỳ. Lũy kế doanh thu bán lẻ mười tháng đầu năm ước đạt 44.668,1 tỷ đồng, tăng 6,51% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành trong tháng Mười một ước đạt 387,8 tỷ đồng.Tính chung mười một tháng đầu năm, doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 3.297,9 tỷ đồng, giảm 6,38% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư:


11 tháng đầu năm 2021, thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh  đạt kết quả khả quan so với cùng kỳ. Theo số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 15/11/2021, toàn tỉnh đã thu hút được 35 dự án DDI (22 dự án cấp mới, 13 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 16.566 tỷ đồng, tăng 110,12%; 60 dự án FDI (32 dự án cấp mới, 28 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 1.010 triệu USD, tăng 59,52% so với cùng kỳ.

Nghị quyết số 57/QĐ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Về đất đai

a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, HĐND tỉnh quyết định phân bổ nguồn
kinh phí để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.

b) Về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch; Ngân sách tỉnh hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch đối với các dự án trọng điểm, mức hỗ trợ không quá 15% theo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c) Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đối với trường hợp phải cưỡng chế theo quyết định thu hồi đất và bảo vệ thi công.
d) Đối với các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa: Giáo dục, y tế, văn hóa: Ngân sách nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng và áp dụng như các dự án đầu tư trong nước (sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ).

2. Về quy hoạch (Theo Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc):

Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phílập  hồ sơ, thủ tục giới thiệu địa điểm, quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh. Hỗ trợ 100 % chi phílập hồ sơ, thủ tục giới thiệu địa điểm, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo giá trị quyết toán được UBND tỉnh phê duyệt.

3. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp

a). Hỗ trợ giá thuê hạ tầng đối với các Nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các Khu công nghiệp
được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.

b) Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ tập trung quy mô lớn (Dự án) trên địa bàn tỉnh.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (Theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

- Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển lao động chất lượng cao là người Vĩnh Phúc: 10 triệu đồng/người.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển lao động là người Vĩnh Phúc và tiến hành đào tạo thành lao động chất lượng cao: 10 triệu đồng/người/khóa.

Tổng số tiền hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động chất lượng cao tuyển dụng lao động và
đào tạo lao động chất lượng cao được xác định theo số lao động thực tế, nhưng không vượt quá
200 triệu đồng/doanh nghiệp.

5. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh (Theo
Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

(1) Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước chi phíxây dựng, đánh giá và công nhận hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu (hệ thống quản lý chất lượng ISO và tương đương) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đánh giá, công nhận) trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất (không bao gồm chi phíduy trìhệ thống):

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/hệ thống.

(2) Hỗ trợ chi phílập  hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao:

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp.

(3) Hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay vốn thực hiện đầu tư dự án mới hoặc mở rộng dự án từ
20% quy mô trở lên (ngành điện tử; linh kiện phụ tùng ô tô; cơ khí chế tạo và công nghiệp công nghệ cao):

- Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 01 tỷ đồng/doanh nghiệp, thời gian hỗ trợ ba (03)
năm.

(4) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ 80% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp.

(5) Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp  
hỗ trợ ưu tiên phát triển:

a) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh:

- Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá công nhận đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo khu vực cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển của tỉnh:

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/tiêu chuẩn.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức giới thiệu, phổ biến quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh (chi phíthuê hội trường, chuyên gia giới thiệu công nghệ, tài liệu, các chi phítổ  chức hội nghị, đối tượng hưởng hỗ trợ là doanh nghiệp có công nghệ phổ biến, tổ chức phổ biến công nghệ):

- Mức hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm,
thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn chuyển giao công nghệ:

- Mức hỗ trợ 75% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.

(6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ, gắn với chương trình đào tạo của doanh nghiệp

a) Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ đối với lao động trực tiếp (không để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt từ trưởng phòng, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương trở lên, trợ lý chuyên gia, cố vấn) đáp ứng nhu cầu và được doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động tại vị trí trước khi hỗ trợ đào tạo trong thời gian 1 năm:

- Mức hỗ trợ 50% chi phí đào tạo, nhưng không quá 500 ngàn đồng/người/khóa học.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thuê lao động (hợp đồng lao động) là chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị định sô 11/2016/NĐ- CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam) trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển:

Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 20 triệu đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ không quá hai năm và không vượt quá thời gian làm việc trong giấy phép lao động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; mỗi doanh nghiệp hỗ trợ không quá hai lao động là chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài.

(7) Hỗ trợ chi phíquảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đối với các dự
án thuộc lĩnh vực tỉnh khuyến khích đầu tư (Theo Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày
01/11/2017)

7.1. Đối tượng hỗ trợ:

Các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, bao gồm:

a) Các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy; công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử, viễn thông;

b) Dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Dự án thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích  phát triển theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày
25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

d) Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh theo quy hoạch được duyệt (Khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, Hồ Vân Trục huyện Lập Thạch, Hồ Bò Lạc huyện Sông Lô);

e) Đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao trở lên;

f) Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

7.2. Nội dung hỗ trợ

- Hỗ trợ quảng cáo về tuyển dụng nguồn nhân lực: Hỗ trợ 50% chi phíquảng cáo về tuyển dụng lao động trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc nhưng không quá 20 triệu đồng/năm/1 phương tiện thông tin đại chúng; Miễn phí đăng tin tuyển dụng lao động trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ quảng cáo, quảng bá giới thiệu hình ảnh: Hỗ trợ 50% chi phíquảng cáo sản phẩm theo Luật Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc và Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh) mức hỗ trợ không quá 2 triệu đồng/lần/dự án/1 phương tiện thông tin đại chúng và tối đa không quá 05 lần/năm.

- Các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc đối tượng áp dụng tại quyết định này được miễn phí thông báo thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và Cổng Thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
- Miễn phítrong  việc quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trên Cổng
Thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
7.3. Thời gian hỗ trợ: 03 (ba) năm.
(8) Hỗ trợ chi phílập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh (Theo Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
- Các dự án có tổng vốn đầu tư từ 2.300 tỷ trở lên, mức hỗ trợ là 350 triệu đồng.
- Dự án có tổng vốn đầu tư từ 800 đến dưới 2.300 tỷ đồng mức hỗ trợ từ 100 triệu đồng đến 350 triệu đồng.
- Dự án có tổng vốn đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng mức hỗ trợ từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
- Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 45 tỷ đồng, mức hỗ trợ là 30 triệu đồng.
(8) Hỗ trợ về chi phílập Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trực tiếp vào tỉnh Vĩnh Phúc thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh (Theo Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc). 
Quyết định này quy định cụ thể về mức hỗ trợ chi phílập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trực tiếp vào tỉnh Vĩnh Phúc thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh (không bao gồm các dự án sử dụng ngân sách nhà nước.)
- Các dự án có tổng vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên, mức hỗ trợ là 100 triệu đồng.
- Các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 2.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ là 50 triệu đồng.

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác