Cao su thiên nhiên

Tổng quan nghiên cứu ngành Cao su tự nhiên

 

1. Tình hình sản xuất

Trong năm 2017, tổng diện tích trồng cao su trên toàn quốc đạt khoảng 960 nghìn ha, giảm 3.8 nghìn ha, tương đương với giảm 0.4% so với cùng kì năm 2016. 

Cây cao su tại Việt Nam vẫn được trồng chủ yếu ở miền Nam, chiếm 55.7% tổng diện tích trồng cây cao su trên cả nước, tổng diện tích là 540.2 nghìn ha trong năm 2016.

Trong đó có một số tỉnh trồng nhiều cao su như: tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Gia Lai. 

 

Việt Nam là quốc gia có năng suất sản xuất cao su dẫn đầu khu vực Châu Á từ năm 2013, vượt qua Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Khu vực miền Nam đóng góp tới hơn 95% tổng sản lượng khai thác. Từ năm 2010 đến nay sản lượng sản xuất của cao su thiên nhiên tại Việt Nam liên tục tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng kép CAGR đạt 5.5% trong giai đoạn 2011-2017.



Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chỉ tập trung vào sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR 3L, SVR- CV 50, SVR-CV 60, mà ít sản xuất đầu tư dây chuyền sản xuất SVR 10, SVR 20. Chủng loại cao su SVL 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam chiếm đến gần 50% do do chênh lệch giá giữa SVR 10, SVR 20 với SVL 3L.

2. Tình hình tiêu thụ:

Trong năm 2017, sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng 5.3% so với cùng kì năm 2016. Sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Việt Nam liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng kép CAGR trong giai đoạn 2012 – 2017 đạt 8.6%.



Trong tổng sản lượng cao su thiên nhiên khai thác và nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là xuất khẩu, còn lại là phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.



3. Xuất khẩu



Hiện nay, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 3 về xuất khẩu cao su trên thế giới, mặc dù vậy, hầu hết cao su Việt Nam vẫn đều xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, trong khi phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su mới tạo ra giá trị gia tăng rất lớn.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 73 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính cho hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp trong nước. Tiếp theo sau là Ấn Độ và Malaysia.



4. Nhập khẩu

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 thế giới, song hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn cao su nguyên liệu do chất lượng cao su chế biến không đạt yêu cầu sản xuất dù sản lượng sản xuất mủ trong nước vẫn tiếp tục tăng, nguồn hàng dồi dào.



Hàn Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia cung ứng cao su chính cho Việt Nam trong 9T/2018, chiếm tỷ trọng 17.6%. Theo sau là Thái Lan và Campuchia.

 

5. Phân tích SWOT

Điểm mạnhĐiểm yếu
• Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết ở Việt Nam.
• Ngành cao su Việt Nam đã có chỗ đứng trên thế giới: 
• Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ
• Chi phí thấp nhờ có đội ngũ nhân công dồi dào với giá rẻ.
• Sản phẩm cao su Việt Nam đã khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu với nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
• Rào cản gia nhập ngành khắt khe do những yêu cầu cao về điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, thời tiết, lượng mưa… 
• Chất lượng mủ cao su Việt Nam còn kém, nên khả năng cạnh tranh thấp.
• Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc nên phụ thuộc vào chính sách kinh tế của nước này, gặp khó khăn trong việc đàm phán giá.
• Tỷ trọng các rừng cao su già cỗi của ngành cao su Việt Nam cũng đang ở mức cao.
• Chịu tác động bởi các thảm họa thiên tai hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
• Trình độ sản xuất của lao động tiểu điền còn hạn chế nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc quy hoạch mở rộng cao su trên địa bàn miền núi gặp nhiều khó khăn. 
Cơ hộiThách thức
• Ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng Thế giới (sản xuất máy bay, ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…) ngày càng phát triển và nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao su cùng ngày càng cao.
• Giá dầu thô có xu hướng tăng.
• Việt Nam có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc.
• Diện tích trồng cao su gần như ở mức bão hòa nên khó mở rộng.
• Nguồn cung cao su thế giới khá cao trong khi giá cao su thiên nhiên vẫn trên đà giảm và giá dầu mỏ có nhiều biến động.
• Chưa chủ động về giá và gặp rủi ro sản phẩm thay thế. 

6. Dự báo

Dự báo ngành cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng khả quan trong những năm tới dựa trên các yếu tố sau:

- Diện tích trồng cao su thiên nhiên của Việt Nam ngày càng mở rộng trong các năm tới, đặc biệt là khu vực phía Bắc.

- Sản lượng khai thác cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng đều đặn với tốc độ CAGR giai đoạn 2015-2020 đạt mức 3.5%.

- Giá cao su tự nhiên sẽ phục hồi dần từ năm 2018 tầm nhìn 2030 với tốc độ tăng trưởng khoảng 1.8%/năm và dự kiến đạt mức 2,400 USD/tấn vào năm 2030.

- Sự phát triển của ngành tiêu dùng ô tô cũng có ảnh hưởng tích cực đến ngành cao su tự nhiên, đặc biệt là tiểu ngành săm lốp. Cụ thể theo dự báo của Bộ Công thương, mức tiêu dùng ôtô sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là khi nhiều FTA có hiệu lực. Dự kiến năm 2025, nhu cầu ôtô của Việt Nam sẽ đạt khoảng 800,000 – 900,000 xe và tới năm 2030 sẽ tăng lên 1.5 – 1.8 triệu chiếc. Quy định tăng tỷ trọng xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ tạo ra dư địa tăng trưởng cho tiêu thụ săm lốp trong nước. Với tình hình đó, dự báo trong năm nay và các năm tới, doanh số lốp xe ôtô có khả năng tăng trưởng khá, đặc biệt là lốp radial.

Nội dung về tổng quan ngành công nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC.

Để biết thêm chi tiết, xin truy cập https://viracresearch.com/industry

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác