Thép

Tổng quan nghiên cứu ngành thép



1. Tình hình sản xuất

Sau khi vượt qua Malaysia vào năm 2004, Việt Nam trở thành nhà sản xuất thép thô hàng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, Bộ Công thương Việt Nam đưa ra dự báo đến năm 2025 Việt Nam vẫn thiếu hụt thép so với nhu cầu trong nước. Do đó, nhập siêu ngành thép sẽ ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến cán cân thương mại, sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên nếu đẩy mạnh sản xuất thép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường.




Hiện nay Việt Nam đang tích cực đầu tư mở rộng các dự án thép trong nước, điển hình là dự án thép Dưng Quất, dự án thép Tôn Phương Nam, dự án thép tôn mạ Phú Mỹ Pomina.. Nhiều dự án lớn đang tập trung sản xuất các sản phẩm Việt Nam còn đang hạn chế như thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội điển hình như dự án Formosa (chỉ sau 6 tháng sản xuất đã đưa ra thị trường hơn 1 triệu tấn thép HRC...)

2. Tình hình tiêu thụ

 

Nhu cầu thép đang tăng mạnh chủ yếu do:
• Sự hồi phục thị trường bất động sản – xây dựng, nhu cầu nhà ở, nâng cấp cơ sở hạ tầng là động lực tăng trưởng mạnh cho ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng
• Các mặt hàng thép nội địa đa dạng hơn với sự xuất hiện của thép HRC của Formosa Hà Tĩnh.
Hiện nay tiêu thụ thép nội địa vẫn chịu ảnh hưởng của thép nhập khẩu, dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ.



Thép xây dụng được là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Tiêu thụ thép  xây dụng thường mang tính thời vụ, tăng mạnh vào quý 2 trở đi do bước vào mùa cao điểm xây dựng. Xếp thứ 2 là tôn mạ, chủ yếu được tiêu thụ ở miền Nam do đặc tính tiêu dùng và khí hậu có sự khác biệt giữa 3 miền. Ống thép là mặt hàng được tiêu thụ nhiều thứ 3, sử dụng cho các công trình giàn giáo chịu lực, hệ thống cọc siêu âm, trụ viễn thông...

3. Nhập khẩu thép

9 tháng đầu năm 2018, lượng thép nhập khẩu về Việt Nam giảm so với cùng kỳ. Lượng thép nhập khẩu giảm do các doanh nghiệp tích cực mở rộng sản xuất, đẩy mạnh gia tăng sản lượng. Cùng với đó là nhờ vào tác động tích cực của việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng thép như thép tôn mạ, thép thanh và cuộn, thép hợp kim...



Trung Quốc là vẫn thị trường cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam, theo sai là các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...



4. Xuất khẩu than

Trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam gia tăng mạnh mẽ cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thép.




ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu sang ASEAN chiếm tỷ trọng lớn, do thị trường khu vực này có nhu cầu cao về số lượng nhưng yêu cầu về chất lượng lại không quá khắt khe như các thị trường EU, Mỹ.

Tiếp đến là các thị trường: Hoa Kỳ, EU, Đài Loan, Hàn Quốc...

 

5. Phân tích SWOT



6. Dự báo

Trong năm 2019, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo tổng sản lượng thép tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng sẽ không cao như năm trước, do đầu tư cho các công trình công xây dựng cầu, đường lớn không được thuận lợi như năm 2016. Bên cạnh đó, lượng thép xuất khẩu dự báo sẽ giảm hơn bởi sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá ngày một dày đặc, khiến cho thép Việt Nam vào các nước hết sức khó khăn. Như vậy, ngành thép năm 2019 tiếp tục có những cơ hội từ sự ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục của thị trường bất động sản, xây dựng, cũng như cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà hội nhập đem lại. Nhưng nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu, hoặc là thị trường “trung chuyển” thép, bỏ lỡ các cơ hội có được từ các cam kết hội nhập, cũng là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành thép Việt Nam. Trước mắt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành, đòi hỏi các đơn vị trong ngành cần nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh, nắm bắt cơ hội, hạn chế tối đa thách thức, để nhanh chóng hòa nhập vào sân chơi chung của khu vực và tiếp đó là sân chơi toàn cầu.

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác