Xi măng

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH XI MĂNG



1. Sản xuất xi măng

 

Năm 2017, có 3 dây chuyền sản xuất mới đi với công suất thiết kế 9 triệu tấn xi măng/năm đã đi vào vận hành. Cụ thể là dự án Long Sơn (2 triệu tấn, Thanh Hóa), GĐ1 xi măng sông Lam (4.5 triệu tấn, Nghệ An) và dây chuyền số 2 nhà máy xi măng Thành Thắng (2.3 triệu tấn, Hà Nam). Như vậy, đến cuối năm 2017 cả nước có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất đạt khoảng 97 triệu tấn. Công suất huy động bình quân ngành là 66%. Trong 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng xi măng của toàn ngành tăng 17% so với cùng kỳ 2017.

2. Tiêu thụ xi măng

 

Tiêu thụ xi măng nội địa tăng liên tục từ năm 2013 đến nay, trong đó miền Bắc là khu vực tiêu thụ lớn nhất cả nước, thứ hai là khu vực miền Nam, khu vực miền Trung có sản lượng tiêu thụ thấp nhất cả nước.
Trong 9T/2018, sản lượng xi măng tiêu thụ tại miền Bắc tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 21 triệu tấn, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai là khu vực miền Nam với sản lượng tiêu thụ đạt gần 17 triệu tấn, tăng gần 11% so với 9T/2017 và khu vực miền Trung tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017, đạt khoảng 12 triệu tấn. Nhìn chung trong 9T/2018, sản lượng xi măng tiêu thụ đạt gần 50 triệu tấn, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2017.

3. Xuất khẩu xi măng

Trong 9T/2018, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam tăng mạnh gần 74% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do sự 
phát triển mạnh của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, các dây chuyền mới đưa vào sản xuất làm tăng sản lượng sản xuất cùng với việc Nghị định 146 ra đời giảm thuế xuất khẩu xi măng về 0% và hoàn thuế GTGT. Ngoài ra, một phần do Chính phủ Trung Quốc ra chính sách đóng cửa hàng loạt nhà máy xi măng từ ngày 15/11/2017 đến 15/3/2018 vì ô nhiễm môi trường và Trung Quốc đang thiếu nhiều điện, trong khi sản xuất xi măng lại tiêu thụ điện rất lớn. Đây cũng chính là lý do khiến Trung Quốc đang từ một nước xuất khẩu xi măng, clinker số 1 thế giới năm 2016, thì bắt đầu từ tháng 5/2017 đã quay sang nhập khẩu xi măng của Việt Nam. Do đó, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam tăng mạnh. Có nhiều khả năng Trung Quốc tiếp tục gia hạn lệnh đóng cửa các nhà máy xi măng, không chỉ ở khu vực xung quanh Bắc Kinh mà còn ở nhiều thành phố khác, như vậy Trung Quốc sẽ tiếp tục thiếu xi măng, clinker, đây là cơ hội cho ngành xuất khẩu xi măng của Việt Nam.

 

 

Thị trường xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam tương đối bó hẹp ở các thị trường nhỏ nhưng ổn định như Bangladesh, Philippines, Đài Loan, Modambic, Peru, Sri Lanka và Malaysia, tuy nhiên hiện nay xuất khẩu mới chỉ là giải pháp tình thế và chưa thể nói đến thị trường ngách với lợi nhuận cao như xi măng PC600 cho Brunei với giá gần gấp đôi loại thông dụng. Trong 9T/2018, Bangladesh và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu xi măng chủ lực của Việt Nam trong 9T/2018. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu xi măng Việt Nam nhiều nhất về cả lượng và giá trị với gần 7 triệu tấn, đạt giá trị hơn 230 triệu USD. Đứng thứ hai là Bangladesh với hơn 5 triệu tấn, đạt giá trị hơn 150 triệu USD. Các quốc gia khác tiếp tục có khối lượng nhập khẩu ổn định.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu xi măng sang đa số các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái; Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung tăng cả về lượng và kim ngạch; Trong đó, Malaysia tăng mạnh nhất với 45% về lượng so với cùng kỳ 2017, đạt hơn 0.5 triệu tấn, tương đương 22 triệu USD. Xuất khẩu sang Đài Loan cũng tăng tới 36.5 về lượng, đạt 1.2 triệu tấn, tương đương gần 42 triệu USD. Thị trường Philippines tăng gần 28% về lượng, Bangladesh tăng gần 2% về lượng. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng mạnh nhất, đạt 6.6 triệu tấn tăng gần 99% về lượng so với cùng kỳ năm 2017 do chính phủ Trung Quốc đang hạn chế sản xuất xi măng do vấn đề môi trường nên đẩy mạnh nhập khẩu. Ngoài ra, Việt nam còn xuất khẩu xi măng và clinke sang một số thị trường suy giảm như Úc , Sri Lanka, Modambic.

4. Phân tích SWOT

Điểm mạnh
Điểm yếu
Với lợi thế 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi Việt Nam có nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng dồi dào và chất lượng cao.
• Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài với nhiều cảng biển đó là một trong những nước có lợi thế phát triển xi măng.
• Dây chuyền công nghệ tiên tiến thế giới, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản.
• Năng lực sản xuất nội địa vẫn có thể đáp ứng và cung cấp lượng xi măng xuất khẩu dồi dào. Thực tế hiện nay, các nhà máy xi măng tại Việt Nam mới chỉ chạy 80% công suất thiết kế - theo phát biểu của đại diện VNCA.
• Sự phát triển của ngành đầu ra – ngành xây dựng là ưu thế cho sự phát triển của ngành Xi măng
Ở các thị trường có định hướng và quy hoạch không tốt như Việt Nam, sẽ có tình trạng có quá nhiều nhà máy sản xuất và theo đặc tính kỹ thuật, các nhà máy clinker phải hoạt động liên tục (cả năm thường chỉ dừng lò 2 lần trong thời gian ngắn để bảo trì) dẫn đến tình trạng dư cung so với cầu nội địa và tạo ra áp lực xuất khẩu lượng xi măng và clinker thừa.
• Chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu bằng các thị trường lâu năm khác như Thái Lan, Trung Quốc, hơn thế, các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa chịu đầu tư cho việc tìm kiếm thị trường
• Doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô và mức độ tập trung thấp.
• Chưa có cảng chuyên dùng cho việc vận chuyển xi măng, đặc biệt là clinker, hệ thống logistics còn thiếu chưa đồng bộ gây khó khăn cho công tác xuất khẩu.
Cơ hội
Thách thức
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở tăng nhanh là tiềm năng gia tăng nhu cầu xi măng trong giai đoạn sắp tới.
• Với lợi thế về tiềm năng kinh tế, Việt Nam đang chứng tỏ được khả năng thu hút vốn đầu tư FDI đối với các ngành công nghiệp trong nước đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác CPTPP, FTA là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm đến của nhà đầu tư quốc tế nhờ những yếu tố thuận lợi trong việc cam kết hội nhập sâu rộng của Việt Nam, cũng như sự quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ. Đồng thời lực lượng lao động tay nghề trong nước được cải thiện hơn với chi phí cạnh tranh hơn.
• Giá xăng, dầu liên tục giảm trong thời gian qua làm giảm chi phí vận chuyển dẫn đến giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cạnh tranh về giá so với sản phẩm của các quốc gia khác
Không chỉ các doanh nghiệp lớn trong nước mà hiện nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy và lắp đặt dây chuyền sản xuất tại Việt Nam với tiềm lực kinh tế mạnh thường áp dụng các chính sách khuyến mại và quảng cáo lớn kéo dài, giảm giá liên tục…
• Do những yêu cầu ngày một gay gắt về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xi măng đang tăng cường phát triển và đổi mới công nghệ để giảm thiểu tác hại của hoạt động sản xuất tới môi trường (hệ thống WHRPG)
• Giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục gia tăng chưa kể các loại thuế tài nguyên môi trường trong khi giá không tăng nhằm mục đích cạnh tranh

5. Dự báo

Trong giai đoạn 2016-2020 mức tăng trưởng về nhu cầu sẽ ổn định ở mức từ 6-7%/năm, trong khi nguồn cung liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, tác động từ hiệp định thương mại quốc tế về việc giảm thuế nhập khẩu sẽ là cơ hội cho việc nhập khẩu xi măng vào Việt Nam và sẽ làm tăng gánh nặng cạnh tranh và dư cung đối với Ngành. Trong khi miền Bắc và miền Trung tiếp tục dư cung thì miền Nam vẫn tiếp tục thiếu hụt do trong giai đoạn 2015- 2030 cũng chỉ có thêm 1 nhà máy được xây dựng. Giai đoạn 2020- 2030, dưới tác động từ mức độ đô thị hóa và lượng vốn FDI vào Việt Nam, VIRAC dự báo mức tăng trưởng ngành đạt khoảng 8%/năm và đến năm 2024 -2025 Việt Nam cơ bản cân bằng cung cầu.

Xu hướng xuất khẩu đang có dấu hiệu giảm dần do thực trạng cạnh tranh về giá với Trung Quốc và Thái Lan ở các thị trường xuất khẩu trong khi nhu cầu xi măng đang có dấu hiệu tăng chậm lại trên thế giới. Tuy nhiên từ năm 2020 trở đi, Bất động sản Trung Quốc và kinh tế Thế giới có xu hướng hồi phục dự báo xuất khẩu xi măng Việt Nam sẽ tăng lên mức 5%/năm. Dự báo sức tiêu thụ xi măng trong nước năm 2020 cũng chỉ vào khoảng 82 triệu tấn, dư thừa 36-47 triệu tấn xi măng. Theo dự báo trong quy hoạch, với khả năng tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn thì sẽ dư thừa khoảng 25-36 triệu tấn xi măng.

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác